Đến giờ, khi đang ngồi đánh những dòng chữ này, mình vẫn không thể tin từ một người không biết gì về code, lập trình, công nghệ… một chú gà newbie sau 3 tháng tự học marketing, mình đã có thể lập được ra trang blog cá nhân như ngày hôm nay.
Nếu bạn cũng như tờ giấy trắng, là học sinh, sinh viên, dân văn phòng, mẹ bỉm sữa…. hay bất kỳ ai muốn tự tạo cho mình một trang blog cá nhân có thể kiếm được tiền thì hãy tham khảo lộ trình xây dựng blog chuyên nghiệp từ con số 0 qua 9 bước dưới đây nhé.
Tất cả tâm huyết, bí quyết làm blog mình có đều tóm gọn chia sẻ trong bài viết hết đó nên bạn nhớ xem hết nha
I. Blog là gì?
Blog là một dạng website nhưng mang ý nghĩa cá nhân. Đằng sau nó là một blogger (người viết blog), một nhóm hay chuyên gia nào đó. Họ dùng blog như là cuốn nhật ký để ghi lại mọi buồn vui, bài học, trải nghiệm… hay thỏa mãn niềm yêu thích viết lách.
Blog cũng chính là một business thực thụ giúp cho blogger xây dựng thương hiệu cá nhân, kinh doanh online và kiếm được tiền, thậm chí là rất nhiều tiền từ đó.
Còn lý do tại sao người làm freelancer nên sở hữu cho mình một chiếc blog cá nhân trên Wordpress thì mời bạn xem tiếp ở bài viết sau của mình nha.
II. Chi phí xây dựng blog chuyên nghiệp hết bao nhiêu?
Chi phí tạo và duy trì blog chuyên nghiệp có thể tính đơn giản qua các mục sau:
- Tên miền: khoảng 12$-15$/năm. Nếu bạn mua càng nhiều năm thì giá càng rẻ.
- Hosting: Khoảng 50$-71$/năm. Tương tự tên miền, chi phí gia hạn hosting sẽ rất đắt. Vậy thực lòng mình khuyên nếu bạn đã xác định làm blog chuyên nghiệp để kiếm tiền thì nên sẵn sàng đầu tư mua nhiều năm để được giá tốt nhất.
- Theme: Khoảng 30$-72$/1 năm. Sở hữu trọn đời nhưng chỉ được hỗ trợ cho 1 năm đầu.
Tổng cộng:
- Chi phí đầu tư 1 năm đầu: 92$-158$/năm.
- Chi phí duy trì: 62$-86$/năm = 5,1$-7,1$/tháng (chỉ bằng 1 buổi đi cafe)
Nhìn chung, chi phí ban đầu bỏ ra có vẻ khá lớn. Nhưng người làm kinh doanh vốn nhìn xa trông rộng thì thấy khoản đầu tư này theo hàng tháng còn rẻ hơn cả phí đổ xăng bây giờ. Vậy tại sao bạn lại không bắt đầu ngay bây giờ nhỉ?
Xem thêm: Hướng dẫn làm web miễn phí tại đây
III. Lập Blog cá nhân miễn phí có được không?
Tất nhiên là được rồi!
Nếu bạn coi blog chỉ như cuốn nhật ký chia sẻ những vui buồn, giải tỏa tinh thần hay lưu giữ mọi dòng trạng thái trong cuộc sống.
Tuy nhiên, ….
Nếu bạn muốn phát triển và thành công với blog, coi đây là một nghề có thể kiếm được tiền, thì cách tốt nhất vẫn là đầu tư mua hosting và domain riêng.
Bởi khi bạn đã xác định đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc một cách nghiêm túc và làm blog một cách chuyên nghiệp thì chắc chắn đều có giá của nó.
Đã đọc đến đây rồi, thì giờ cùng mình bắt đầu xây dựng blog cá nhân trên Wordpress theo từng bước dưới đây nha.
IV. 9 bước xây dựng Blog chuyên nghiệp trên Wordpress
Bước 1: Chọn Niche
Chọn ngách vô cùng quan trọng, nó là xương sống, là kim chỉ nam dẫn hướng và quyết định thành công hay thất bại cho blog của bạn.
Dưới đây là bí quyết lựa chọn đúng ngách thì phải hội tụ đủ 3 yếu tố sau:
- Bạn có đam mê, thích viết về chủ đề đó không?
- Bạn phải có sở trường, kiến thức, am hiểu về ngách đó nhé.
- Khả năng kiếm tiền từ ngách có đủ nhiều?
Nếu lựa chọn được ngách ít cạnh tranh, blog của bạn sẽ càng nhanh chiếm vị trí dẫn đầu trên kết quả tìm kiếm của Google.
Ví dụ:
Bạn rất thích vận động và đam mê tập gym. Vì chủ đề này khá rộng nên bạn cần chọn một ngách nhỏ để thu hút khách hàng tiềm năng, hạn chế sự cạnh tranh.
Từ lĩnh vực tập gym, bạn có thể chia ra thành các ngách như tập gym cho người mới bắt đầu, cho phụ nữ sau sinh hay review các phòng tập…. Đó, vậy là ngách của bạn đã cụ thể vào từng nhóm đối tượng rồi. Việc của bạn bây giờ là chọn ra một ngách phù hợp với tệp nhu cầu khách hàng bạn muốn hướng tới.
Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn cách tìm supper ngách tạo ra lợi nhuận cho blog thông qua bài viết từ chị Quyên Lê Gjone này nha.
Bước 2: Chọn và mua tên miền
2.1 Tên miền là gì?
Tên miền (hay domain) là cái tên của blog – dấu ấn đầu tiên mang lại cho người đọc. Tên miền được hiểu như địa chỉ website/blog trên internet.
Cho nên, bạn hãy đầu tư một tên miền chuyên nghiệp ngay từ ban đầu. Bởi việc đầu tư này sẽ tránh được cho bạn nhiều hệ lụy về sau khi muốn thay đổi hoặc tìm tên mới, sẽ cực kỳ phức tạp.
Đặc biệt, chi phí cho tên miền thường rất thấp (trung bình rơi vào 5$ – 20$/năm). Và nếu bạn đăng ký tên miền qua Armada, bạn sẽ được miễn phí tên miền trong một năm đầu – quá hời cho người mới bắt đầu phải không nào?
2.2 Tiêu chí lựa chọn tên miền
Để lựa chọn tên miền tối ưu và thật ưng ý, bạn cần lưu ý 3 điều sau:
- Chọn domain là chiếc tên gắn với thương hiệu cá nhân hoặc từ khóa liên quan đến chủ đề blog của bạn
- Chọn tên miền luôn có đuôi là .com vì nó phổ biến và tạo cảm giác chuyên nghiệp cho người dùng hơn là những tên miền có kèm brading của thương hiệu khác như .wordpress.com hay wixsite.com
- Tên domain ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ. Ví dụ ducminday.com
Lựa chọn được tên miền ưng ý chắc chắn sẽ giúp cho độc giả có ấn tượng tốt hơn với website/blog của bạn đấy.
2.3 Cách mua tên miền
Sau khi đã lựa chọn xong tên miền, bạn cần kiểm tra xem tên miền đó đã có người dùng chưa. Bằng cách truy cập vào nơi cung cấp tên miền và ấn “Check domain”
- Nếu kết quả ra không khả dụng thì bạn hãy nghĩ ra một tên miền khác thay thế, nhưng vẫn đảm bảo dựa trên các tiêu chí ở trên.
- Còn nếu tên miền khả dụng thì xin chúc mừng bạn đã sở hữu chiếc tên độc nhất vô nhị trên Internet. Giờ thì ấn tiếp tục và đặt mua thôi nào!
Bước 3: Chọn và mua hosting
3.1 Hosting là gì?
Hosting là nơi lưu trữ toàn bộ trang của bạn như nội dung, bài viết, hình ảnh… trên Internet.
Bạn có thể hiểu đơn giản Blog là ngôi nhà, trong đó Domain là địa chỉ, Hosting là mảnh đất, Wordpress là gạch, đá, xi măng, cốt thép xây dựng lên website/blog.
Nếu thiếu một trong ba thì không thể tạo nên 1 website/blog chuyên nghiệp và hoàn thiện được.
3.2 Tiêu chí lựa chọn hosting
Vì thế, việc chọn mua nơi cung cấp Hosting an toàn, uy tín và chất lượng là điều cực kỳ quan trọng. Bạn cần lựa chọn gói hosting phù hợp dựa vào các tiêu chí sau:
- Số lượng website có thể tạo trong host đó
- Bộ nhớ SSD (một loại phương tiện lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ flash trạng thái rắn)
- RAM – bộ nhớ lưu trữ tạm thời trong khi
- CPU – bộ xử lý chính trong máy tính.
- Chứng chỉ bảo mật SSL – tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt (browser).
- Trang quản trị thân thiện, dễ sử dụng
- Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, hỗ trợ nhanh chóng
Đừng vì nhiều tiêu chí trên mà bạn đã thấy nản, khó khăn nha.
Lời khuyên của mình là bạn nên mua tên miền và hosting ở cùng một nơi để tránh phải chuyển đi, chuyển lại tên miền vào web. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đỡ phức tạp hơn đó.
3.3 Cách mua hosting
Hiện tại, blog Đức Min Đây của mình đang xài Host Armada – một trong những hosting nổi tiếng và được nhiều blogger trên thế giới tin dùng.
Cá nhân mình cảm thấy khá hài lòng với hosting này. Vì khả năng cài đặt dễ dàng, tốc độ nhanh chóng và đặc biệt là đội ngũ support mọi vấn đề từ website vô cùng nhiệt tình. Lưu ý là chat với support hoàn toàn bằng tiếng anh nên nếu bạn có gì không hiểu thì cứ google dịch rồi copy-paste lại là oki.
Đặc biệt, khi mua host Armada bạn sẽ được tặng miễn phí 1 năm tên miền và cung cấp SSL miễn phí… (Tức là bạn chỉ cần thanh toán tiền hosting thoi đó).
Ngoài ra, điều mình quyết định lựa chọn mua hosting này là chương trình khuyến mãi sale 70% với giá 125,000VND/tháng dung lượng 40GB, dùng được cho nhiều web cùng một lúc.
Tính ra chưa cả đến tiền trà sữa hay tiền mạng hàng tháng phải không?
Tuy nhiên, nhược điểm của Armada là chi phí gia hạn host này đắt hơn nhiều so với lúc mới mua nên mình quyết định mua liền 3 năm cho tiết kiệm.
Đăng ký host Armada để tiết kiệm tới 70% toàn bộ chi phí
Nên những bạn nào đang có ý định làm blog mà chưa quyết được thì nhanh chóng quất luôn đừng để bỏ lỡ đợt giảm giá siêu lớn này. Không là tiếc lắm đấy!
Bạn có thể xem thêm hướng dẫn cách mua host Armada tại đây nhó.
Bước 4: Kết nối website với Wordpress
4.1 Wordpress là gì?
Wordpress là phần mềm website mã nguồn mở miễn phí lớn nhất, chiếm tới 30% sức mạnh của Internet. Đó là hệ thống quản lý nội dung bao gồm tạo cửa hàng online, blog, web thương mại điện tử…
Hơn nữa, với hàng triệu theme giao diện, hàng ngàn tính năng plugin, widget đáp ứng hầu hết các nhu cầu chức năng của website từ cơ bản đến nâng cao để bạn tha hồ thiết kế theo phong cách của chính mình.
Tất cả đều có thể làm online miễn là bạn có máy tính kết nối mạng Internet. Có thể nói Wordpress là CMS tốt và đơn giản nhất để làm một website/blog full toping tính năng và tạo blog cá nhân trên Wordpress sẽ là lựa tối ưu cho người mới bắt đầu.
4.2 Cách cài đặt cơ bản cho Wordpress
Sau khi hoàn tất mua xong hosting và domain, việc tiếp theo bạn cần làm là kết nối website vào Wordpress mà không cần sử dụng code.
Bạn có thể xem hướng dẫn các bước cài đặt cơ bản tạo blog Wordpress trong video này.
Bước 5: Cài Theme (giao diện cho website/blog)
5.1 Theme là gì?
Để xây dựng blog chuyên nghiệp, tiếp theo bạn cần làm là sở hữu một theme.
Theme là giao diện thiết kế như template, layout… bộ mặt cho website. Sau khi mua và xây xong nhà thì theme là bước mà bạn trang trí, sắm sửa nội thất bằng cách cài đặt theme cho blog Wordpress, nhằm thu hút ấn tượng cho độc giả.
Theme có hai loại là miễn phí và trả phí.
5.2 Cài đặt theme miễn phí tại Wordpress
Để cài theme miễn phí
- Đầu tiên bạn vào Appearance
- Chọn Theme và lựa chọn theme phù hợp.
- Sau đó click vào Add new.
- Cài theme miễn phí cho website/ blog và nhấn Install (cài đặt).
- Cuối cùng, click vào Activate
Nhìn chung, sử dụng theme miễn phí bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoản tiền cho việc xây dựng blog Wordpress.
Tuy nhiên, vì là miễn phí nên sẽ ai cũng có thể sử dụng và blog của bạn ít có sự ấn tượng, nổi bật đặc biệt. Hơn nữa, việc phát triển lâu dài với theme miễn phí sẽ không hỗ trợ nhiều tính năng, cập nhật mới cho blog nữa cơ.
5.3 Cài đặt theme có trả phí tại Wordpress
Muốn có một ngôi nhà được trang trí với những đồ nội thất cao cấp, sang trọng, một chiếc website/blog có nhiều tính năng, công cụ và bộ phận chăm sóc khách hàng tốt nhất thì việc bạn đầu tư mua theme premium là hoàn toàn xứng đáng và cần thiết.
Một số nhà cung cấp theme nổi tiếng và uy tín như: Ashe pro, 17th Avenue, Blossom, Themeforest,…
Hiện tại, theme mình đang dùng là Themeforest. Bản thân mình cảm thấy đây là theme cung cấp nhiều giao diện đẹp, đa dạng, phong phú. Đồng thời chất lượng dịch vụ hỗ trợ của họ cũng rất nhiệt tình.
Bạn có thể mua theme tại đây.
Bước 6: Cài Plugins
6.1 Plugin là gì?
Plugins là phần mềm riêng để cài đặt vào website. Nó giống như các app ứng dụng trong điên thoại, đem lại nhiều tính năng khác khi blog cá nhân trên Wordpress của bạn.
Hiện nay, có hơn 50k plugin đủ các chức năng khác nhau đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào của người sử dụng.
Tựa như hosting và domain, plugins có 2 loại: free and premium.
Nếu bạn xài plugins miễn phí thì tiền không mất, lòng hơi tiếc vì bị hạn chế một vài tính năng. Ngược lại, nếu muốn tính năng cao cấp hơn như bạn mong muốn thì cần trả phí.
Còn thực lòng hiện tại blog của mình đều đang dùng plugin free. Vì mình đầu tư vào host và domain hết, nên kinh phí tạm thời chưa cho phép.
6.2 Gợi ý một vài plugin nên cài
Để tạo blog Wordpress của bạn trông chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả hơn, một tips giúp bạn có thể lựa chọn plugin tối ưu là hãy xem nó có nhiều lượt tải, nhiều sao là tốt.
Dưới đây là vài plugin mình khuyên bạn nên cài khi mới bắt đầu xây dựng blog:
- Rank Math: Plugin quyền lực hoàn toàn miễn phí giúp bạn tối ưu SEO cho website. Ngoài ra bạn có thể sử dụng plugin Yoast SEO để tối ưu cho blog mình. Nhưng theo trải nghiệm cá nhân thì mình thích dùng Rank Math hơn vì bản thường của Rank Math bằng phiên bản pro của Yoast SEO =))
- Google Analytics: Cài Google analytics để theo dõi lượng người dùng và hành vi của họ vào blog bạn.
- Liên kết Google Search Console để giúp bạn theo dõi hiệu suất website của mình.
6.3 Cách cài đặt plugin trong Wordpress
Cách cài đặt plugin rất đơn giản:
- Đầu tiên Dashboard
- Plugins => Add new
- Gõ plugin cần tìm kiếm
- More detail => Try the demo
- Active Installation
Bước 7: Viết nội dung
7.1 Lên ý tưởng viết bài
Để cây viết được nắn nón, dòng văn được trôi chảy thì việc lên ý tưởng, sườn nội dung của blog rất quan trọng. Đồng thời việc lên kế hoạch cho bài viết sẽ giúp bạn có định hướng tốt, đảm bảo đủ bài được lên top google, các các nội dung bổ trợ lẫn nhau…
Vì thế, bạn có thể dùng sơ đồ tư duy để triển khai ý tưởng. Đây là các tips lên kế hoạch nội dung thông minh mà blogger nào cũng cần biết khi tạo blog cá nhân trên Wordpress:
- Thứ nhất, tìm kiếm từ khóa, tập trung các từ có lượt truy cập cao và ít cạnh tranh sẽ dễ làm cho newbie. Vì vậy nó nên được ưu tiên viết trước. Hiện nay có các công cụ tìm kiếm từ khóa như Keyword planner / Google research / Google trend/ Neilpatel/ Kwfinder / Keyword Tool … Và blog của mình đang sử dụng Keyword tool. Đây là tool dễ xài tuy nhiên sẽ mất phí. Bạn có thể tham khảo mua tool uy tín tại đây.
- Thứ hai, viết các bài phổ biến trước và bài chi tiết để viết sau. Ví dụ với chủ đề học piano thì bài đầu tiên mình muốn viết sẽ là hành trình 10 năm học piano mang lại cho mình điều gì? Sau đó brainstorm mổ xẻ chi tiết về piano như cần chuẩn bị, học piano cho người mới bắt đầu như thế nào…
- Thứ ba, lên danh sách những bài sẽ viết và thời gian cam kết cho bản thân để hoàn thành
7.2 Viết bài
Có dàn ý và deadline cụ thể rồi thì giờ bắt tay ngay vào viết bài thôi bạn ơi. Nhưng hãy chắc chắn rằng bài viết đó bám sát nội dung và ngách ban đầu bạn đã xác định nhé.
Đó là viết về những gì bạn đam mê, bạn có hiểu biết và có thể tạo ra lợi nhuận. Đặc biệt quan trọng là hãy viết một cách chân thật và gẫn gũi với bạn nhất.
Và đảm bảo “Content is King” nha!
Bước 8: Tối ưu hóa Website
Bạn xây và thiết kế nội thất, hoàn thiện xong căn nhà của mình rồi mà không mời chào, giới thiệu khách tới thì làm sao họ có thể biết đến bạn?
Đó là lý do có bước tối ưu hóa – marketing cho website/blog. Sau đây là các cách đơn giản bạn có thể làm:
- SEO: Tức là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm làm sao để các bài viết của bạn đứng vị trí đầu trang 1 của Google.
- Kênh Email: Nếu blog của bạn có nội dung hay và độc đáo, thì sử dụng kênh Email là chiến lược vô cùng lợi hại, có tỷ lệ chuyển đổi cực kỳ cao. Bạn nên có một chiến lược làm email follow-up để kết nối với khách hàng đem lại nội dung hữu ích, gần gũi. Từ đó, thu nhập từ affiliate, traffic hay quảng cáo… chắc chắn sẽ theo đà tăng lên khiến bạn không đỡ nổi cho xem =)
- Kênh social media: Marketing mà không nhắc đến các kênh này thì quả là thiếu sót. Từ youtube, facebook, tiktok, instagram, pinterest hay xây dựng thương hiệu cá nhân đều là các nền tảng rất tốt để quảng bá cho blog của bạn.
Bước 9: Kiếm tiền cho Website/Blog
Bước quan trọng cuối cùng cũng đến rồi đây. Webiste/blog chính là một bất động sản online, nơi mà bạn có rất nhiều cách để kinh doanh và kiếm tiền từ đó.
Một số cách kiếm tiền khi tạo blog cá nhân trên Wordpress có thể kể như: Google adsense (quảng cáo google), Affiliate, Blog flipping, Drop shipping, Email marketing,..
Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học 11 cách kiếm tiền và kinh doanh online từ website. Chiếc blog này chính là một trong số thành quả mình đạt được sau khi tham gia khóa học đó đấy.
Xem ngay: Review chi tiết về khóa học Kiemtienonlinehub
V. Lời khuyên
Bạn biết đấy, không có gì thành công mà đến một cách dễ dàng cả. Khi bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn, dám bỏ tiền ra để đầu tư và xây dựng blog chuyên nghiệp – business thực thụ một cách nghiêm túc, kiên trì tìm tòi học hỏi và đầy tâm huyết thì chắc chắn điều bạn nhận được sẽ vô cùng xứng đáng.
Hỗ trợ xây dựng Blog chuyên nghiệp từ A-Z
Tuy nhiên, nếu bạn là học sinh, sinh viên, một người bận rộn… không có đủ điều kiện kinh tế, đủ thời gian để tự xây dựng blog cá nhân thì dịch vụ SET-UP blog chuyên nghiệp chính là giải pháp mình muốn gửi tới bạn.
Đây là dịch vụ theo mình sẽ giúp bạn xây dựng được một chiếc blog/website với chi phí thấp hơn khi so lúc bạn tự mò mẫm, loay hoay làm hoặc đi thuê ở nơi khác. Ngoài ra, nơi đây sẽ đồng hành cùng bạn xuyên suốt quá trình phát triển blog đó nha.
Đặc biệt,
Nhập mã “DUCMIN” để nhận voucher giảm giá 20$ nếu bạn sử dụng dịch vụ setup Blog
Cuối cùng, cảm ơn thật nhiều vì đã đọc đến đây. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm định hướng và lộ trình đúng đắn để tự xây dựng cho mình một blog để đời nha!