Tìm kiếm Mentor là một điều rất quan trọng mà bất cứ ai cũng nên có để tránh rơi vào tình trạng mông lung, bối rối trong hành trình phát triển sự nghiệp. Nhưng làm thế nào để tìm kiếm Mentor chất lượng và phù hợp?
Cùng Đức Min khám phá nagy câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Mentor là ai?
Mentor là một người có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực nào đó. Đây là người sẽ cung cấp hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ cho một người khác (người được hướng dẫn hoặc “mentee”) để phát triển và đạt được mục tiêu của họ.
Mối quan hệ giữa Mentor và Mentee thường được xây dựng trên sự tôn trọng, sự tin tưởng và sự cam kết, và có thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn hoặc lâu dài, tùy thuộc vào mục tiêu và nhu cầu của Mentee.
2. Tại sao mình muốn tìm Mentor?
Cho bạn nào chưa biết thì trong ký ức của thời sinh viên năm nhất, mình đã từng mộng mơ sẽ có một thanh xuân rực rỡ và nhiệt huyết như bao người.
Ấy thế mà đời không như là mơ. Thời đấy mình hiện lên y như một đứa trẻ lần đầu tiên bước vào thế giới người lớn, với không ít lần mông lung, bỡ ngỡ đến xấu hổ, mất sức, mất tiền, mất cả tình bạn.
- Mình từng bị trượt khi đăng ký tham gia 1 CLB về âm nhạc
- Mình từng bị 0,5 điểm môn lý luận trong lần kiểm tra đầu tiên
- Mình từng học lại môn thể dục…
Khi đó mình chỉ ước sao có thể tìm được một “vị tiền bối” – người đi trước và đã có kinh nghiệm, cho mình lời khuyên rằng mình cần làm gì, nên học môn nào, mở rộng mối quan hệ ra sao… thì chắc mình đã không vấp phải nhiều sai lầm đến vậy.
Nhưng trong suốt 3 năm sau đó mình chẳng tìm thấy một ai. Cứ thế mình đành tự dò đường, tự đi, tự tìm hiểu.
Đến tận năm 4 đại học thì mình mới may mắn tìm được đúng Mentor – người tạo cho mình động lực bẻ lái trái ngành từ Luật sang làm Marketing.
3. Mentor quan trọng như thế nào?
Nghe thì có vẻ cao sang nhưng Mentor có thể là một người thân, người thầy, người leader, thậm chí là một người bạn của bạn.
Họ không chỉ truyền đạt cho bạn những kinh nghiệm, kiến thức, cảm hứng mà còn giúp bạn tránh được những sai lầm, vấp ngã trong quá trình trưởng thành và phát triển.
Họ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, tìm ra định hướng và phương pháp để đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
- Nếu bạn là sinh viên năm 1,2 => Người Mentor bạn cần tìm có thể là anh chị tiền bối năm 3,4.
- Nếu bạn là nhân viên văn phòng => Người Mentor bạn cần tìm có thể là người sếp hoặc đồng nghiệp lão làng.
- Nếu bạn là một bà mẹ bỉm sữa => Người Mentor bạn cần tìm có thể là một tỷ tỷ từng có kinh nghiệm nuôi 2 nhóc tỳ.
- Nếu bạn đang thừa cân => Người Mentor bạn cần tìm có thể là anh PT hay chuyên gia dinh dưỡng…
4. Nếu không có Mentor thì sao?
Tất nhiên là chẳng sao cả. Nhưng có một điều có lẽ bạn nên biết rằng:
“Dù ta sinh ra là duy nhất nhưng ta thể sống chỉ có một mình”
Câu chuyện của bác mình là một ví dụ. Cả đời bác cống hiến đi làm thì không sao. Nhưng đến khi nghỉ hưu thì tự dưng bác lại phát hiện mình bị bệnh nặng.
Mặc dù bác đã chạy chữa thầy thuốc khắp nơi nhưng tình hình vẫn không khả quan. May sao vẫn có tia sáng len lói cuối đường, để đến giờ bác chỉ đặt niềm tin duy nhất vào một vị sư phụ trong bộ môn Pháp Luân Công bằng việc tập luyện và tu dưỡng.
Vậy đấy, có thể hiện tại bạn tự tin rằng mình còn khỏe, còn trẻ nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ tồn tại mãi cho đến lúc bạn cập bến tuổi xế chiều.
5. Làm sao để tìm kiếm Mentor?
Bạn có thể lựa chọn Mentor theo một vài tiêu chí dưới đây:
- Kinh nghiệm và thành công: Mentor cần là người có kinh nghiệm thực tế và đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực mà bạn đang quan tâm.
- Tính cách và giá trị: Mentor cần có các giá trị và tính cách phù hợp để bạn có thể tìm hiểu, học hỏi được những hành động và tư duy phát triển.
- Khả năng dạy và truyền đạt kiến thức: Mentor cần có khả năng dạy và truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng và dễ hiểu. Họ cần có sự tận tâm chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình để giúp bạn tiến xa.
- Khả năng lắng nghe và đồng cảm: Mentor cần hiểu được các vấn đề của bạn để có thể đưa ra các lời khuyên và giải pháp thích hợp.
- Thời gian và cam kết: Mentor nên là người sẵn sàng dành thời gian, có trách nhiệm để đảm bảo bạn được hỗ trợ và đạt được mục tiêu của mình.
Ví dụ với cá nhân: Mình yêu thích tự do, đi đây đi đó, thích được học hỏi, khám phá những điều hay ho, mới mẻ nên mình đã tìm thấy được người “dẫn lối” là chị Nhung – một travel blogger nổi tiếng sở hữu 10 biz online về đào tạo và du lịch.
6. Tìm kiếm Mentor chất lượng ở đâu?
Mình biết, việc tìm cho mình một người Mentor không phải là điều dễ dàng. Đó là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn.
Nhưng đầu tiên bản thân bạn cũng cần “chuẩn bị tốt” trước đã. Vì chỉ khi “học trò sẵn sàng thì người thầy mới xuất hiện”
Bạn cần thực sự mong muốn và mở lòng thì vũ trụ mới biết đường “bật đèn xanh” gửi tín hiệu cho bạn được.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo qua những cách thức:
- Tìm kiếm trong cộng đồng của bạn: Câu lạc bộ, nhóm hoạt động, tổ chức tình nguyện, hoặc các sự kiện
- Sử dụng mạng xã hội và trang web: Trong các group FB, IG, TikTok, Linkedin hay tìm Mentor trong các bài blog/website…
- Tìm kiếm trong chương trình Mentor hoặc yêu cầu bạn bè hoặc đồng nghiệp giới thiệu…
Tiếp tục với câu chuyện cá nhân, mình tình cờ biết đến chị Nhung từ khi đọc một bài viết chia sẻ về hành trình trở thành Blogger của chị trong một group FB. Sau một thời gian theo dõi khá lâu thì mình đã quyết định dùng tiền để được kết nối sâu hơn với “con người mà mình muốn trở thành” là chị thông qua khóa KTOH.
Xem thêm: Review khóa học KTOH chi tiết của mình
7. Mentor cũng chỉ là người bình thường
Tuy nhiên, Mentor cũng chỉ là người bình thường nên ta đừng quá dựa dẫm vào họ tựa như cây tầm gửi. Bởi vì Mentor chỉ là người định hướng, còn bạn phải là người chủ động “cầm cân nảy mực” và tự chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình.
Đôi khi, Mentor cũng có lúc mắc sai lầm hoặc có những quan điểm khác nhau. Vì thế, bạn cần có tư duy đúng đắn và khách quan để lựa chọn những quyết định sáng suốt và phù hợp với bản thân.
Đồng thời, học cách biết ơn và trân trọng những gì Mentor đã giúp đỡ mình cũng là điều nên làm, chứ thích thì tôn trọng không thích thì quay xe, “ăn cháo đá bát” thì cẩn thận dễ “nghiệp quật” đấy =)))
8. Kết luận
Tóm lại, để hành trình trưởng thành của bạn không bị bơ vơ, tránh đường cua khúc khuỷu thì việc tìm kiếm “ngọn đuốc – tìm kiếm Mentor cho mình quan trọng và cần thiết lắm, nha ^^