Sinh viên mới ra trường nên chọn chỗ ở như thế nào?

Sinh viên mới ra trường nên chọn chỗ ở như thế nào?

by Duc Min

Sinh viên mới ra trường nên chọn chỗ ở như thế nào là câu hỏi đau đáu của mình suốt bấy giờ. Đây là khoảng thời gian bắt đầu với nhiều những ngã rẽ, thay đổi của các cử nhân đại học. Đồng thời nó cũng đem đến nhiều nỗi lo: từ chuyện tìm ng việc, học thêm bằng cấp hay tìm chỗ ở mới….

Nói cách khác, bạn muốn chọn sống trong căn trọ cũ chi phí tầm 2 triệu/tháng thời sinh viên hay muốn cố gắng kiếm tiền nâng cao mức sống để ở chung cư khoảng 4 triệu/tháng?

Và bài viết hôm nay mình muốn chia sẻ tới bạn về câu chuyện và lựa chọn của mình.

1. Câu chuyện thuê nhà trọ của sinh viên

Bốn năm đại học mình chuyển trọ 2 lần. Không nhiều cũng không ít nhưng mình đủ hiểu cảm giác di chuyển đồ đạc nó lách cách, vất vả ra sao.

Sinh viên sau khi ra trường nên chọn chỗ ở như thế nào?
Hình ảnh sinh viên năm nhất chuẩn bị lên trường nhập học và thuê trọ

Lần đầu tiên di cư là hồi sinh viên năm 2, mình chuyển từ nhà trọ sang thuê một chung cư mini giữa lòng thủ đô hoa lệ. Thế rồi, dịch covid bùng phát, nhà trống không ai ở nhưng tiền vẫn tung cánh bay.
Cuối cùng thời điểm ấy, mình quyết định không bao giờ quay lại với nyc nhưng tìm về nhà trọ cũ thì có thể chấp nhận được. Nhật ký xách balo khăn gói quả mướp lại bắt đầu sau 2 lần được ngủ ở “nhà mới”.

Nhìn lại, mình gắn bó với căn phòng trọ cũng đã gần 4 năm. Một căn nhà cấp 4 có 6 tầng, trước mình ở tầng 5, nay được hạ xuống tầng 3. Căn phòng đôi phần cũ kỹ, rộng 20m2 mọi sinh hoạt khép kín. Không điều hòa, không nóng lạnh và không gian bị ô nhiễm bởi tiếng ồn. Ở đây có nếp sinh hoạt 23h chủ sang khóa cửa nên hôm nào đi chơi về khuya là mình xác định auto ngủ nhà bạn.
Nhìn chung, điều kiện sinh hoạt này đối với một đứa sinh viên như mình ở mức tạm ổn.

Bạn bè cũng bảo sao không tìm một nơi tốt hơn để ở nhưng mình lại ngại, lại lười và suy nghĩ:

Tuổi trẻ mà, chịu khổ một chút cũng có sao đâu, nên mình chấp nhận gắn bó với căn phòng trọ suốt 4 năm qua.

Mình thì không sao, nhưng thực lòng chỉ thấy thương cho bố mẹ. Mỗi lần lên đây không phải mong được đi chơi xa hoa, mĩ miều gì ở thủ đô đất chật người đông, mà bố mẹ mình lên là đi hỏi thăm bác sĩ, đi khám bệnh.
Với con người thôn quê đã quen sống gần gũi với thiên nhiên, ở nơi thoáng mát rộng thênh thang bạt ngạt, thì chốn phồn hoa đô thị này có lẽ bố mẹ mình không quen.

Chở mẹ đi khám trên con xe điện cùi bắp mua từ năm cấp 3, về nhìn cảnh bố ngồi nghỉ ở phòng trọ bao quanh là 4 bức tường chật hẹp, nghĩ lại mình vẫn thấy nhói lòng.
Sinh viên cơm niêu nước lọ lách cách đã đành, dù biết xẩy nhà ra thất nghiệp nhưng để bố mẹ phải chịu khổ cùng thì mình không có nỡ. Đi xa mới biết không đâu bằng nhà, bằng gia đình.

Hình ảnh đó vẫn luôn in sâu vào trong tâm trí. Nó khiến mình tự nhủ rằng phải thật cố gắng và thành đạt sớm trước những sợi tóc bạc thi nhau đua sắc trên mái đầu mẹ cha.

(nghe thì sến sẩm nhưng đó là sự thật không thể chối cãi)

2. Sinh viên mới ra trường nên chọn chỗ ở như thế nào?

Và giờ đã đến lúc, mình chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Vài lý do nên mình chuyển trọ cũ, pass em xe điện lên đời xe số, chuẩn bị hành trang bước vào thị trường lao động với nhiều ngã rẽ mới trong cuộc đời.
An cư lạc nghiệp, điều đầu tiên mình cần làm là tìm một nơi để ở.

Câu hỏi đặt ra là sinh viên sau khi ra trường nên chọn chỗ ở như thế nào? Mình sẽ chọn một nơi phù hợp với mức thu nhập hiện có hay chọn cố gắng đạt được mức thu nhập tốt để ở nơi mình mong muốn?
Và chắc chắn mình sẽ lựa chọn option 2.

Sinh viên mới ra trường nên chọn chỗ ở như thế nào
Sinh viên mới ra trường nên chọn chỗ ở như thế nào?


Tại sao ư?

Vì mình không muốn sống một nơi “tạm bợ” như trước nữa. Ừ thì sinh viên vất vả tý cũng được. Nhưng sau khi ra trường, mình có đủ sức khỏe, thời gian, nhiệt huyết và tinh thần học hỏi để bơi lội trong công việc, cống hiến cho đam mê, tạo ra nguồn thu nhập.
Thuê một căn phòng sạch sẽ, khang trang, đầy đủ tiện nghi hơn cũng chính là lúc mình yêu bản thân để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mình muốn tiến lên phía trước chứ không phải dậm chân tại chỗ như bao năm sinh viên trôi qua.

Đó là mục tiêu phấn đấu làm sao có thể xứng đáng với giá trị mình mong có được.

Ví dụ, để xây một căn nhà mất khoảng 1 tỷ, nhưng không có nghĩa bạn phải đợi đến khi có đủ 1 tỷ mới có thể xây được nhà.

Thực tế chỉ cần có 2/3 hoặc 1 nửa số vốn ban đầu, còn lại bạn có thể vay mượn bên ngoài được mà. Công nợ trả dần, như thế bạn mới có động lực phấn đấu, làm việc để trả nợ.

Chọn chỗ ở cho một sinh viên mới ra trường cũng vậy. Bạn có thể ở thuê một căn phòng đầy đủ, tiện nghi với giá vừa tầm và nỗ lực lăn xả đi làm để nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như đóng tiền nhà.

Nhưng bạn đừng vội nghĩ mình bị ảo tưởng mà mơ về những căn hộ cao cấp xịn xò… Mà mục tiêu vẫn dựa trên thực tế.

Cho nên một căn chung cư mini là lựa chọn phù hợp mình có thể hướng tới. Đơn giản là nâng cấp từ 2 triệu/tháng đi thuê nhà trọ lên mức 3-4 triệu/tháng thuê chung mini. Nghe hợp lý mà nhỉ?

3. Lời khuyên

Ngay cả khi chưa có nhiều tiền, đang sống nhờ mức lương hàng tháng thì mình vẫn lựa chọn sống như theo ý muốn ở trong khả năng của mình.

Điều đó không có nghĩa là khi mình chưa có tiền, thì mình sẽ không dậy sớm, không tập luyện, không đọc sách, không tận hưởng cuộc sống, không cố gắng, không làm việc chăm chỉ, không đặt mức thu nhập mong muốn…

Vậy nên, sinh viên mới ra trường nên chọn chỗ ở phù hợp với khả năng hiện có của bạn, dù đó một căn hộ chung cư, căn phòng trọ giá rẻ hay bất kỳ môi trường sống nào, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái là được.

Nhưng,

Đừng chờ đời bớt khổ mới chọn sống hạnh phúc

Hãy không ngừng cố gắng, phấn đấu để dần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Vì bạn xứng đáng với điều đó.

Còn bạn nghĩ sao? Bạn chọn cuộc sống hiện tại hay chọn cố gắng nâng cao mức thu nhập để chọn ở nơi mình mong muốn?

Xem thêm:  Không bằng cấp có thể kiếm được tiền? Chuyện nghề tay trái

Tặng Đức một ly cà phê nha

Có thể bạn sẽ thích

Leave a Comment

error: Hông copy được đâu
Ebook 7 ngày thiết blog cá nhân

Ebook 7 ngày thiết blog cá nhân

Hướng dẫn chi tiết 19 bước tạo website + 19 cách kiếm tiền online, cùng các tips trở thành Blogger dành cho Newbie