Không bao giờ là quá muộn để học đàn piano. Vì sao ư?
Hầu hết ai cũng có ước mơ nhưng không phải ai cũng có may mắn để theo đuổi được đúng đam mê của mình. Chơi piano cũng vậy. Dù đây là một môn nghệ thuật nên bắt đầu học từ sớm nhưng thực tế dù bạn đã trưởng thành hay đầu tóc đã bạc phơ thì đều có thể học đàn.
Bởi vì học piano khi đã trưởng thành đem lại khá nhiều lợi ích tuyệt vời mà bạn có thể không thể ngờ tới đấy. Muốn biết điều đó là gì thì cùng Ducminday khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Học piano không bao giờ là muộn
Tại sao lại nói không bao giờ là quá muộn để bắt đầu?
Có một sự thật rằng con người có thể học, nắm bắt và tiếp thu kiến thức ở mọi lứa tuổi. Ví dụ như thời đại công nghệ 4.0 nhưng hầu hết các cô bác trung niên, người cao tuổi vẫn có thể lĩnh hội được các kiến thức mới như sử dụng công nghệ để lướt mạng, chơi TikTok… và việc bắt đầu học đàn piano cũng không ngoại lệ.
Trong 3 năm làm gia sư piano, cô K – học viên U50 tuổi của mình chính là tấm gương tiêu biểu như vậy. Hằng ngày, do bận rộn với công việc của người làm sếp, trách nhiệm của người làm mẹ nên suốt những năm tháng thanh xuân, cô không có thời gian dành cho chiếc đàn piano. Dù ngày ngày cây đàn vẫn đứng cạnh góc phòng khách, nhưng chỉ để tượng trưng một cách vô hồn trong từng lớp bụi bao phủ.
Cho đến khi đã gần 50 tuổi, cô K mới bắt đầu học lại đàn. Nhưng cô chưa bao giờ thấy sợ hay bi quan vì cô đã quá tuổi hay có xuất phát điểm muộn. Ngược lại, cô K luôn cố gắng, kiên trì tập luyện từng chút để kết nối lại với người bạn năm xưa trong từng nốt nhạc. Vì việc chơi piano không chỉ giúp cô thư giãn, quên đi những âu lo, tất bật của cuộc sống để chìm đắm vào âm nhạc, mà nó còn giúp cô K thêm minh mẫn, tập trung, vui vẻ như vừa mới hồi xuân.
Còn đối với cá nhân, mình thấy may mắn hơn khi được gặp những học viên nhiều tuổi. Vì họ đều là những người từng trải trong cuộc sống. Dạy họ không chỉ cho mình được đi chia sẻ kiến thức mà mình còn học ngược lại rất nhiều kiến thức từ các câu chuyện và trải nghiệm thực tế của từng người.
Hoàn thành tốt hơn hoàn hảo
Mọi người thường mong đợi mọi thứ phải thật hoàn hảo rồi mới bắt tay vào làm. Ví dụ như đợi đến khi mình sắp xếp được thời gian; đợi đến khi mình có nhiều tiền để mua được đàn hay tìm được cạ đi học cùng cho vui…. Nhưng liệu ta phải chờ đến bao giờ thì mới có thể chạm được ngưỡng “hoàn hảo” đấy?
Sao ta không thử bắt đầu với từng bước nhỏ để biến việc lớn trở nên đơn giản hơn?
Riêng chơi piano không đòi hỏi sự vội vàng, cũng không phải cạnh tranh để giành chiến thắng với một ai. Chỉ cần bạn thực sự yêu thích và dám đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc thì chắc chắn ai cũng có thể đánh được đàn.
Thực tế, các học viên mình từng dạy có độ tuổi từ 18 – 45. Đó có thể là học sinh, sinh viên đến các anh chị vừa mới ra trường, nhân viên văn phòng hay các cô chú đã được nghỉ hưu. Mỗi người một độ tuổi, một công việc và cuộc sống khác nhau. Nhưng điểm chung ở họ là đều cố gắng sắp xếp thời gian dành ra ít nhất 15 phút mỗi ngày để tự luyện, học online hoặc đến trung tâm để học đàn.
Gợi ý chỗ mua đàn organ/piano chất lượng, giá cả hợp lý ở đây
Đặc biệt, bạn nhớ đọc mã “DUCMIN” để được giảm 10% ưu đãi nhé!
Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Facebook này để được mình tư vấn miễn phí nha!
5 lợi ích học piano khi đã trưởng thành
Không bao giờ là quá muộn để học đàn piano. Bởi nó đem lại khá nhiều lợi ích không phải ai cũng biết dưới đây:
Tận dụng khả năng vốn có
Một lợi thế tuyệt vời mà người lớn có được khi học piano là bàn tay của họ. Khác với trẻ em, khuôn bàn tay của người lớn có thể dễ dàng mở rộng khoảng cách các ngón. Điều này là một điểm cộng lớn khi chơi các bản nhạc khó, đòi hỏi sự khéo léo và linh hoạt.
Người lớn thường có nhiều hiểu biết hơn về âm nhạc nhờ tiếp xúc hay nghe nhạc thường xuyên. Trước khi bạn bắt đầu chơi nhạc cụ, bạn đã có lợi thế lớn là đã nghe nhạc từ rất lâu. Người trưởng thành hiểu được cấu trúc cơ bản của âm nhạc và cách chúng được sử dụng trong các bài hát khác nhau mà họ từng nghe. Trong khi trẻ con sẽ cảm thấy khá khó khăn để tiếp cận với các khái niệm tương đối trừu tượng của âm nhạc.
Có định hướng rõ ràng
Người lớn đi học đàn piano là khi họ thực sự yêu thích và muốn học – tự nguyện và không ai thúc ép. Trong khi một số đứa trẻ cảm thấy việc học đàn là bị ép buộc. Vì đó có thể bắt nguồn từ mong muốn của bố mẹ hoặc vì mục đích phải đạt được chứng chỉ, bằng cấp này kia.
Hơn nữa, người lớn có thể làm chủ quyết định và cuộc đời của chính mình. Với họ, việc được chơi nhạc đem đến sự háo hức và thư giãn nên động lực này dường như là điều quan trọng nhất để người lớn học piano hiệu quả hơn rất nhiều.
Bật mí tất cả HÀNH TRANG HỌC PIANO của mình ở đây
Có khả năng tập trung tốt hơn
Khi trưởng thành, chúng ta thường có nhiều kinh nghiệm trong việc hiểu những khái niệm mới và trừu tượng. Điều này sẽ dễ nhớ hơn nhiều với người lớn vì nó đã trở thành quy luật. Họ có thể áp dụng điều này vào các phần khác nhau trong âm nhạc từ việc nắm bắt các kiến thức nhạc lý cơ bản như đọc nốt, nhịp, phách, tiết tấu… Trong khi trẻ con cần học và nhớ tất cả điều đó qua quá trình thực hành thường xuyên.
Rèn luyện tính kỷ luật
Người trưởng thành sẽ có kỷ luật cao hơn các bạn nhỏ. Đây lại là điểm bất lợi của trẻ em vì các bé thường không giỏi trong việc đặt mục tiêu và biết cách rèn luyện tính kỷ luật để hoàn thành chúng. Trong khi người lớn thường có thói quen vạch ra các mục tiêu, biết mình cần làm gì và có tính kỷ luật cao hơn hẳn.
Có sẵn tình yêu âm nhạc
Sau tất cả các lý do trên, có lẽ lợi thế lớn nhất mà người lớn có được là tình yêu đối với âm nhạc. Bởi khi đã yêu thích điều gì thì đó sẽ là động lực lớn giúp bạn có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bắt đầu và kiên trì theo đuổi cùng đam mê.
Không chỉ thế, chơi nhạc cụ còn giúp giảm stress rất tốt, do có thể làm giảm lượng dopamine trong não (thứ mà bạn thực sự cần khi bạn đã lớn tuổi).
Lời khuyên
Nếu mục tiêu của bạn không phải học để trở thành nghệ sĩ piano chuyên nghiệp thì dù đã 40 tuổi – 60 tuổi bạn đều có thể học chơi một môn nhạc cụ. Tất cả là vì không bao giờ là quá muộn để học đàn piano. Cho nên, đừng chờ đến khi hoàn hảo mới bắt đầu. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, hy vọng bài viết này của Ducminday đã tiếp thêm cho bạn nhiều chút động lực để học đàn piano. Nha!