Cách đặt mục tiêu hiệu quả

Hướng dẫn cách đặt mục tiêu hiệu quả khi làm Freelancer

by Duc Min

Có thể nói, cụm từ “làm freelancer” đang rất được ưa chuộng. Nhưng để coi đây là một nghề chân chính và có thu nhập từ đó, bạn cần phải trang bị cho mình một hành trang vững chắc là mục tiêu, kế hoạch, kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ… đầy đủ và rõ ràng.

Vậy trước tiên, bạn đã biết cách đặt mục tiêu hiệu quả thế nào cho thực tế chưa? Bài viết dưới đây hãy cùng mình xem cách đặt mục tiêu hiệu quả khi muốn trở thành freelancer nhé!

1. Đừng coi Freelancer như một cuộc dạo chơi

Mục tiêu nói chung là kim chỉ nam của mọi kế hoạch, những mong muốn, đích đến mà chúng ta đặt ra để nỗ lực thực hiện và chạm tới nó. Và khi muốn trở thành freelancer, việc vạch ra mục tiêu và những chiến lược là các bước cực kỳ quan trọng trong quá trình lên kế hoạch cho sự nghiệp sau này. Bởi vì mục tiêu chính là động lực thúc đẩy bạn hành động.

Nếu không có mục tiêu, các công việc bạn làm như một cuộc dạo chơi để thỏa mãn cảm xúc nhất thời khi bạn thấy hứng thú. Còn lúc gặp khó khăn, bạn rất dễ chán nản và muốn bỏ cuộc trong cuộc đua “làm sếp cho chính mình”. Cho nên, khi đã coi viết lách là một nghề nghiệp nghiêm túc, bạn rất cần biết cách đặt mục tiêu và kế hoạch phát triển bản thân cụ thể.

Mục tiêu chính là thứ chúng ta phải hướng tới: RÕ RÀNG, NHÌN THẤY ĐƯỢC và CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC.

Cách đặt mục tiêu hiệu quả
Đừng coi freelancer như một cuộc dạo chơi

2. Cách đặt mục tiêu hiệu quả

Vậy cách đặt mục tiêu hiệu quả là như thế nào? Mục tiêu thường sẽ chia ra làm các cột mốc:

  • Mốc 1: Mục tiêu quá dễ, búng tay cái là có được ngay
  • Mốc 2: Mục tiêu dễ tương đối, làm không mất quá nhiều công sức
  • Mốc 3: Mục tiêu trung bình, vừa tầm khả năng (80% công lực)
  • Mốc 4: Mục tiêu khó, rất cố gắng mới đạt được
  • Mốc 5: Mục tiêu siêu khó, cần phải lột xác thành con người mới thì mới làm được
Cách đặt mục tiêu hiệu quả
Cách đặt mục tiêu hiệu quả

Cho nên, bạn phải hiểu rõ khả năng của mình. Nếu không thì bạn sẽ chẳng bao giờ biết được khả năng của mình đến đâu, mình cần cố gắng như thế nào, phát triển tiếp ra sao… Ví dụ, mình đặt mục tiêu trở thành một blogger. Mình sẽ chia nó thành các mốc nhỏ như trau dồi các kỹ năng viết content, SEO, marketing, làm website…. để từng bước thực hiện hóa mục tiêu lớn kia.

Thực tế, có 2 loại mục tiêu đơn giản và phổ biến nhất hiện mà mình nghĩ rằng ai cũng nên biết đó là: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn là gì?

Mục tiêu dài hạn thường sẽ là thứ mang tới cho chúng ta nhiều cảm xúc và hướng tới những suy nghĩ lớn lao hơn, vẽ ra một bức tranh rộng lớn hơn. Mục tiêu dài hạn chính là ước mơ bạn muốn chạm đến.

Đối với mình, mục tiêu 10 năm tới mình muốn trở thành một kinh doanh, một nhà đầu tư trong lĩnh vực đào tạo, cụ thể là học piano. Còn mục tiêu 3-5 năm, mình muốn trở thành một blogger, vlogger, content creator đa nền tảng với mức lương là 80 triệu/tháng.

Mục tiêu ngắn hạn là gì?

Mục tiêu ngắn hạn giống như một bản đồ chi tiết được phát triển, xây dựng dựa trên thang mục tiêu dài hạn. Đó là những việc làm, những kế hoạch cần thực hiện của một cá nhân có giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách đặt mục tiêu ngắn hạn (Smart)

(S) Specific – một con số hay một sự việc HỮU HÌNH: Thay vì muốn nhiều tiền thì hãy nói con số cụ thể là bao nhiêu. Thay vì nói thành đạt thì hãy nói bạn muốn trở thành ai, là người như thế nào…

Mục tiêu càng cụ thể càng rõ ràng thì càng tốt. Bạn hãy gạch ra các ý về những gì bạn muốn thực hiện khi muốn chuyển sang làm tự do. Đồng thời, nêu ra những yêu cầu và công cụ cần thiết để thực hiện chúng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những nhầm lẫn, chệch hướng không đáng có khi thực hiện hóa trở thành một freelancer.

(M) Measurable – Có thể ĐO LƯỜNG ĐƯỢC: Gạch ra các ý này sẽ giúp bạn đo lường được thực tế mục tiêu với các chỉ số khách quan. Đồng thời, để xem mục tiêu đó có giúp ích cho công việc sau này, giúp mình tăng thu nhập hơn không… Bạn có thể đặt các câu hỏi như:

  • Làm thế nào để đánh giá hay đo lường được mục tiêu của bạn?
  • Làm sao để biết bạn đã tiến bộ hay không?
  • Quá trình của bạn đã diễn ra như thế nào?

(A) Attainable – một thứ KHẢ THI: Sống ở mặt trăng là một điều không thể. Nên điều khả thi ở đây là thứ người cùng đẳng cấp với bạn có thể làm được. Ví dụ bạn muốn trở thành một Content Writer và kiếm ít nhất 1000$/tháng giống như các Freelancer khác.

Việc viết ra mức độ khả thi của mục tiêu sẽ giúp cho bạn xác định được ngưỡng thử thách của mục tiêu phù hợp, tránh hướng tới mục tiêu viển vông, thiếu thực tế. Các câu hỏi gợi ý có thể đặt ra là:

  • Bạn có thể đạt được tới đâu?
  • Các bước đó đã hợp lý chưa?
  • Bạn cần thực hiện thế nào để hoàn thành mục tiêu?

(R) Relevant – YẾU TỐ KHÁC liên quan: Mục tiêu đó có phù hợp với bạn không? (công việc, độ tuổi, môi trường…) Liệu có yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng tới mục tiêu của bạn (học hành, gia đình, sức khỏe, tài chính, động lực… ) Một khi đã xác định được những yếu tố này, bạn có thể xử lý một cách chủ động và hiệu quả

(T) Time-bound – THỜI GIAN cam kết: Gắn mục tiêu với một thời hạn cụ thể sẽ giúp bạn duy trì sự tập trung, động lực và cam kết hoàn thành. Đó là các câu hỏi:

  • Bạn sẽ thực hiện mục tiêu này trong bao lâu để đạt được chúng?
  • Khi nào bạn sẽ bắt đầu?
Mục tiêu chính là động lực thúc đẩy bạn hành động

Còn với cá nhân, mục tiêu ngắn hạn với trong năm 2022 của mình là:

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân, phát triển Blog Ducminday
  • Đạt thu nhập 1000$/tháng
  • Website đạt mốc 5K traffic/tháng
  • Tiktok đạt 50K Follow
  • Học xong khóa học Kinh doanh online, khóa học đầu tư về chứng khoán, tài chính cá nhân

Cụ thể mục tiêu tháng 8:

  • Viết 12-15 bài content trên Blog Ducminday
  • Website đạt 1000K traffic/tháng
  • Học thêm kiến thức SEO, email marketing, kinh doanh sản phẩm giá cao…
  • Sản xuất 10 video trên Tiktok

3. Kết luận

Có thể nói, việc đặt mục tiêu sẽ giúp bạn hiểu rõ từng con số, từng công việc chi tiết, từng deadline cụ thể để làm. Từ đó, bạn sẽ biết cách loại bỏ các công việc không mang lại lợi ích mà tập trung thật sự vào các công việc có ý nghĩa và giá trị cao.

Cuối cùng, cảm ơn bạn đã đọc đến đây. Hy vọng bài viết này đã cho bạn biết cách đặt mục tiêu hiệu quả để con đường trở thành freelancer sớm thành hiện thực hơn nhé!

 

Có thể bạn sẽ thích

Leave a Comment

error: Hông copy được đâu
Ebook 7 ngày thiết blog cá nhân

Ebook 7 ngày thiết blog cá nhân

Hướng dẫn chi tiết 19 bước tạo website + 19 cách kiếm tiền online, cùng các tips trở thành Blogger dành cho Newbie