Công ty nợ lương

Bật mí 5 cách giải quyết khi bị công ty nợ lương

by Duc Min

Trong cuộc sống hối hả hiện nay, việc chúng ta cất công đi làm không chỉ vì đam mê mà còn vì miếng cơm manh áo. Bởi có thực mới vực được đạo, đồng lương luôn là nguồn động lực mạnh mẽ để hầu hết mọi người đi làm hào hứng với công việc mỗi ngày. Thế nhưng gặp phải trường hợp công ty nợ lương thì người lao động cần phải làm sao? Ducminday sẽ bật mí 5 cách giải quyết hiệu quả ngay dưới bài viết này nhé!

Chuyện cô bạn bị bùng lương

Bài viết này được lấy cảm hứng từ chính câu chuyện của bạn mình. Mình có một đứa bạn cùng phòng vừa tốt nghiệp trường báo chí. Công việc đầu tiên nó chọn là làm truyền thông nội bộ cho một công ty công nghệ. Theo bạn mình review thì ngoài thời gian làm việc, công ty đó còn có rất nhiều chế độ đãi ngộ nổi bật. Ví dụ có thể kể như mở bát mỗi sáng thứ 2 là buổi sinh hoạt đầu tuần đầy hứng khởi; giữa giờ làm thường bày biện hàng tá quà bánh, hoa quả cho nhân viên ăn trong lúc giải lao, chưa kể mỗi dịp lễ tết công ty đều tổ chức hoành tráng nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên khá tốt…

Công ty nợ lương
Công ty nợ lương

Tưởng rằng với chế độ đãi ngộ ưu ái như thế thì đây sẽ là một công ty chuyên nghiệp mà trả lương thưởng đầy đủ cho nhân viên. Nhưng không, đời không như là mơ. Không chỉ trả chậm mà công ty đấy còn nổi tiếng bùng lương nhân viên vài tháng, thậm chí cả vài năm không biết bao nhiêu đời. Ấy thế mà vẫn có rất nhiều anh em gắn bó ở lại làm chỉ vì niềm tin bị thao túng “cùng công ty vượt qua thời kỳ khó khăn này” của cấp trên truyền ban. Và bạn mình cũng không ngoại lệ.

Nguyên nhân công ty chậm trả lương

Có nhiều lý do để giải thích cho việc công ty nợ lương hoặc trả chậm cho nhân viên như: Tính sai ngày công, nghẽn mạng, ngân hàng chưa kịp chuyển hết, nguồn giải chi chưa được ký duyệt, khó khăn tài chính vì vài lý do khách quan hoặc đôi khi là cố tình trù lương nhân viên một cách có mục đích. Nhưng trên tất cả, trách nhiệm của doanh nghiệp cần làm chính là hoạch toán và chi trả đầy đủ mức lương theo thỏa thuận với người lao động.

Công ty nợ lương
Nguyên nhân công ty nợ lương

Quy định về lương OT tăng ca

Theo Khoản 1 Điều 98 BLLĐ 2019 quy định:

  • Tăng ca ngày thường: Lương OT = Tiền lương theo giờ x 150% x số giờ làm thêm
  • Tăng ca ngày nghỉ hằng tuần: Lương OT = Tiền lương theo giờ x 200% x số giờ làm thêm
  • Tăng ca ngày nghỉ lễ, tết Lương OT = Tiền lương theo giờ x 300% x số giờ làm thêm

Tìm hiểu thêm: Tối ưu thuế phải nộp cho thu nhập từ kinh doanh, kiếm tiền online qua OnlineTaxCoach

Một chương trình cung cấp chiến lược tối ưu hóa chi phí thuế và giảm rủi ro bị phạt, truy thu thuế hoặc nguy cơ thành tội phạm trốn thuế, giúp bạn tập trung phát triển kinh doanh một cách an tâm, bền vững mà mình rất khuyên bạn nên tham khảo.

Nguyên tắc khi thực hiện trả lương

Theo Điều 94 BLLĐ 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.”

Như vậy, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lương cho người lao động phải trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp được thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động uỷ quyền hợp pháp.

Công ty nợ lương
Công ty nợ lương

Trách nhiệm khi công ty trả lương trễ với NLĐ

Theo Khoản 2 Điều 97 BLLĐ 2019 quy định:

“Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ”

Cũng theo Khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019 xác định:

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương

Công ty nợ lương
Công ty nợ lương

Theo đó, nếu như có lý do bất khả kháng và đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng doanh nghiệp vẫn không thể trả lương đúng hạn thì được chậm trả tối đa 30 ngày. Vậy có thể xác định khoảng thời gian chậm lương khiến cho doanh nghiệp bị phạt như sau:

  • Có lý do bất khả kháng: Chậm lương từ 31 ngày so với kỳ hạn sẽ bị phạt.
  • Các trường hợp còn lại: Chậm lương từ 01 ngày so với kỳ hạn là bị phạt.

Xem thêm: Freelancer dưới góc độ pháp lý sẽ ra sao?

5 cách giải quyết khi công ty trả chậm lương

Bình thường không sao nhưng nhỡ đi làm bạn không được công ty trả lương hoặc trả nhưng không đủ, không đúng thời hạn thì bạn có thể đòi lại quyền lợi chính đáng của mình theo một trong số những cách dưới đây:

Cách 1: Gửi trực tiếp yêu cầu đến ban lãnh đạo ng ty

Khi bị công ty nợ lương hoặc trả lương trễ, bạn hoàn toàn có thể gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty để giải quyết theo hợp đồng lao động. Vì đây là một giải pháp tối ưu, nhanh chóng và ít tốn kém nhất để hai bên tìm được tiếng nói chung và khiến công ty đồng ý giải quyết quyền lợi cho bạn. Ngược lại, nếu công ty đã cố tình không trả lương thì cách này e là không còn nhiều ý nghĩa.

Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động

Khi 2 bên đã không thể tự giải quyết với nhau thì cần tới thứ ba là hòa giải viên lao động để hỗ trợ các bên tranh chấp trong quá trình đàm phán và đạt được một thỏa thuận chung nhất định

Theo khoản 1 Điều 190 BLLĐ năm 2019 quy định về thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết: 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Theo Điều 188, BLLĐ năm 2019 quy định về thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ người lao động

Tại phiên họp hòa giải, người lao động phải có mặt hoặc ủy quyền cho người khác tham gia. Tại đây, các bên sẽ thống nhất phương án giải quyết với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được, người lao động có thể xem xét phương án mà hòa giải viên lao động đưa ra.

Chi phí đối với các vụ hòa giải thành, đối thoại thành: Hòa giải viên được hưởng thù lao từ 1.000.0000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc

Ngoài ra, nếu trường hợp hòa giải không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết thời hạn giải quyết thì người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết

Cách 3: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Bạn có quyền khiếu nại và yêu cầu công ty phải đền bù cho bạn một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động ng bố tại thời điểm trả lương theo khoản 4, Điều 98 BLLĐ năm 2019.

Ngoài ra, căn cứ Điều 15, Nghị định 24/2018/NĐ-CP, việc khiếu nại tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ được tiếp nhận sau khi đã tiến hành khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó.

Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền.

Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày (vụ việc phức tạp không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý; Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày (vụ việc phức tạp không quá 90 ngày), kể từ ngày thụ lý.

Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo điểm b, khoản 2, Điều 10, Nghị định 24).

Cách 4: Giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động

Cách này được tiến hành sau khi đã trải qua bước hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động. Đồng thời chỉ giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động khi cả hai bên đồng ý lựa chọn theo Điều 189, BLLĐ năm 2019.

Thời hiệu yêu cầu: 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm.

Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết. 

Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập.

Quyết định của Ban trọng tài lao động về việc giải quyết tranh chấp sẽ được gửi cho các bên. Trường hợp một bên không thi hành quyết định này thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Cách 5: Khởi kiện tại Tòa án

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 188, BLLĐ năm 2019 quy định thì tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án.

Căn cứ Khoản 3, Điều 190, BLLĐ năm 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự theo hướng dẫn của Tòa án.

Ngoài ra, theo Điều 94, BLLĐ năm 2019: “Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp”.

Chậm trả lương doanh nghiệp có bị phạt không?

Nếu không trả lương đúng hạn theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, Điều 17, Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động sẽ bị phạt tiền, cụ thể:

  • Từ 05 – 10 triệu đồng: Chậm lương của 01 – 10 người lao động;
  • Từ 10 – 20 triệu đồng: Chậm lương của 11 – 50 người lao động;
  • Từ 20 – 30 triệu đồng: Chậm lương của 51 – 100 người lao động;
  • Từ 30 – 40 triệu đồng: Chậm lương của 101 – 300 người lao động;
  • Từ 40 – 50 triệu đồng: Chậm lương của 301 người lao động trở lên.

Đồng thời, doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động.

Công ty nợ lương
Công ty nợ lương

Lời khuyên

Có thể nói, trên đây là 5 cách giải quyết bạn có thể áp dụng nếu bị công ty nợ lương. Nhưng trên thực tế, nếu số tiền lương công ty nợ không quá nhiều thì bạn có thể khéo léo và trao đổi với ban lãnh đạo thông qua cách 1 để đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, nếu số tiền lương công ty chậm trả rất lớn thì bạn mới nên cân nhắc và tham khảo các giải pháp tiếp theo. Bởi chi phí phải trả cho mỗi lần khiếu nại hay khởi kiện đều không hề nhỏ.

Do vậy, một khi đã giải quyết xong quyền lợi thì Ducminday khuyên thật là ngay sau đó bạn nên “xách dép” cáo từ công ty đấy luôn đi nha!

Có thể bạn sẽ thích

Leave a Comment

error: Hông copy được đâu
Ebook 7 ngày thiết blog cá nhân

Ebook 7 ngày thiết blog cá nhân

Hướng dẫn chi tiết 19 bước tạo website + 19 cách kiếm tiền online, cùng các tips trở thành Blogger dành cho Newbie